Nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới đâm đơn kiện một tình nguyện viên thử nghiệm vaccine vì mắc phản ứng phụ.
Nguồn tin gốc từ tạp chí Vice: https://www.vice.com/.../participant-from-oxfords-covid...
TÓM TẮT BẢN TIN:
Nhà sản xuất vắc xin lớn nhất thế giới, Viện Huyết thanh của Ấn Độ, đã kiện một người tham gia thử nghiệm vaccine CV19, người cáo buộc rằng cuộc thử nghiệm đã gây ra "tác dụng phụ nghiêm trọng" cho anh ta.
Một doanh nhân 40 tuổi đã cáo buộc thử nghiệm vaccine này là độc hại. Nhưng nhà sản xuất vaccine đã bác bỏ lời cáo buộc này và nộp đơn kiện người kia vì tội phỉ báng trị giá 1 tỷ rupee (13,5 triệu USD). Công ty cũng cho biết tình trạng bệnh của tình nguyện viên này không liên quan gì đến các cuộc thử nghiệm vaccine.
Viện Huyết Thanh Ấn Độ - nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới về số lượng được bán trên toàn cầu, họ cũng sản xuất 2 loại vaccine CV19 khác là AstraZeneca và Novavax. Họ cho biết: “ Người này chỉ đang dùng các vấn đề bệnh lý cá nhân để đổ lỗi sai cho quá trình thử nghiệm vaccine CV19.”
Các luật sư biện hộ cho người tình nguyện viên đã gọi vụ kiện phỉ báng là một “nỗ lực nhằm đe dọa”.
Người tham gia thí nghiệm vaccine cáo buộc rằng cuộc thí nghiệm đã gây ra những suy sụp trong hệ thần kinh và cả tâm lý, làm suy giảm khả năng nhận thức của anh ta. Anh ta bị mất đi khả năng thực hiện các động tác đơn giản trong sinh hoạt hằng ngày, ví dụ như thực hiện việc trả tiền qua mạng online, mất đi cả tính sáng tạo và sự tự tin.
Theo lời luật sư biện hộ: “Thân chủ của chúng tôi khẳng định rằng anh ấy đã trải qua một chấn thương nặng bắt đầu từ ngày 11/10/2020 do căn bệnh “ thần kinh trung ương cấp tính”, đó là một tác dụng phục cực kì nghiêm trọng do cuộc thử nghiệm vaccine mà anh ấy đã tham gia vào ngày 1/10/2020”.
Người tình nguyện viên này yêu cầu Viện Huyết Thanh phải bồi thường 50 triệu rupee (676,000 USD) và yêu cầu tạm dừng cuộc thử nghiệm ngay lập tức.
Một nhà sản xuất khác -Tập đoàn dược Brahat Biotech Internation cũng đang thử nghiệm vaccine CV19 cho biết: một tình nguyện viên phải nhập viện sau khi xảy ra triệu chứng phản ứng phụ trong quá trình thử nghiệm vaccine đợt 1 hồi tháng 8.
Đây cũng không phải là lần đầu tiên vaccine do Đại học Oxford và AstraZeneca phát triển bị đưa ra xem xét. Ban đầu, vaccine có tỉ lệ hiệu quả là 70%, sau đó họ lại tuyên bố rằng vaccine thực sự có hiệu quả 90%, trích dẫn "sai số về liều lượng".
Câu hỏi cho bạn tự suy ngẫm và tìm cách trả lời:
- Có nhiều công ty khác nhau trên thế giới đều tham gia sản xuất vaccine CV19, liệu có phải tất cả các loại vaccine CV19 này đều có cùng thành phần và cách thức hoạt động trong cơ thể?
- Trước khi mỗi cuộc thí nghiệm vaccine bắt đầu, quá trình tuyển chọn tình nguyện viên thường phải diễn ra với giai đoạn kiểm tra sức khỏe trước tiên. Họ chỉ thí nghiệm trên những người khỏe mạnh. Vậy tại sao họ lại đồng ý cho người đó tham gia thí nghiệm nếu họ biết rằng sức khỏe của anh ta không ổn và sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả của sản phẩm mà họ tạo ra?
- Các nhà sản xuất luôn nói vaccine có tỉ lệ hiệu quả 70% - 97%, những số liệu này được tính toán từ đâu?
- Những con số hấp dẫn quen thuộc với các chiêu thức quảng cáo tiếp thị sản phẩm như "95% hay 97% hiệu quả", bạn thường nghe thấy nó ở những nơi nào?
Comentários